Mối nguy hại cực lớn từ nguồn nước ô nhiễm
Tại hội thảo khoa học "Vai trò của nước đối với sức khỏe người cao tuổi và cộng đồng", Ths. Nguyễn Huy Cường (Cục quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế) cho biết, nước có vai trò quan trọng, chiếm 60-80% trọng lượng cơ thể, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng, vi chất, làm sạch cơ thể khỏi độc tố, bảo vệ khớp, làm ẩm niêm mạc, da,…
Cơ thể con người nếu mất 20% lượng nước là có thể bị rối loạn chức năng sống. Mọi hệ thống trong cơ thể đều cần có nước. Mỗi ngày cơ thể cần bổ sung từ 2-3 lít nước để đảm bảo các cơ quan hoạt động bình thường. Chính vì vậy, chất lượng nguồn nước sẽ tác động rất lớn đến sức khỏe. Thường xuyên sử dụng nguồn nước không đảm bảo sẽ khiến cơ thể nhiễm nhiều chất độc hại là nguyên nhân chính gây các bệnh về đường tiêu hóa, ung thư,..
Hiện nay, tình trạng nước sinh hoạt không an toàn như: nhiễm các kim loại nặng, các hợp chất vô cơ, ữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, hoạt chất phóng xạ, các chất phát sinh trong quá trình xử lý nước… có thể dẫn tới các bệnh lý cho sức khoẻ trong đó có ung thư.
Các chuyên gia cũng chỉ ra nguy cơ nhiễm Asen khi sử dụng nước ngầm không đảm bảo. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, cả nước có 17 triệu người dân sử dụng nước bị nhiễm asen do dùng nước từ giếng khoan chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.Việc sử dụng nguồn nước bẩn chứa nhiều chất độc hại như Asen là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư. Thường xuyên sử dụng nước nhiễm Asen sẽ gây các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, sạm da, giảm hồng cầu, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư….Nếu nồng độ Asen trong nước quá lớn có thể khiến mạch đập yếu thậm chí gây tử vong.
"Giếng khoan trước đây là một giải pháp nước sạch cho vùng nông thôn. Nhưng sau nhiều năm sử dụng chúng ta phát hiện ra nước nhiễm asen cao nên được khuyến cáo nên sử dụng nước máy", GS.TS Nguyễn Huy Nga - Viện trưởng Viện nghiên cứu sức khỏe người cao tuổi và Y tế công cộng cho biết
Dấu hiệu mảng sừng ở lòng bàn tay do nước nhiễm asen.
Theo GS Huy Nga, ngoài asen thì hiện nay amoni và nitrate cũng là mối lo ngại. Riêng với amoni có 2 dạng: có sẵn trong nước ngầm và ô nhiễm do chất hữu cơ. Hạm lượng nitrate cao vượt ngưỡng cho phép của Bộ Y tế sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ đặc biệt ở trẻ nhỏ và phụ nữ có thai (do gây thiếu máu).
Riêng với sức khỏe người cao tuổi, nước có vai trò rất quan trọng. Mất nước ở người cao tuổi sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất và rút ngắn tuổi thọ, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều bộ phận cơ thể. Mất nước làm tăng nguy cơ tử vong và bệnh tật, giảm sức đề kháng, vết thương lâu lành; da khô, nhăn nheo; rối loạn khả năng tập trung, sự tỉnh táo và trí nhớ ngắn hạn; đau đầu, tâm trạng u uất…
Để bảo vệ sức khoẻ cho người cao tuổi cần phải đảm bảo uống đủ nước. Trong đó, cần nước uống có khoáng chất tự nhiên giúp cung cấp khoáng chất cần thiết để cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt.
Cách nhận biết nguồn nước ô nhiễm gây ung thư
Màu sắc của nước: Thông thường, nước ngầm vừa bơm lên trong, không màu, tuy nhiên khi để tiếp xúc với không khí một thời gian sẽ xuất hiện các phản ứng ôxy hóa sắt và mangan thành hydroxyt sắt và hydroxyt mangan kết tủa làm cho nước có màu. Nước có độ màu cao là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ô nhiễm, sự có mặt của một số ion kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp làm cho nước có màu. Màu vàng của hợp chất sắt và mangan. Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ. Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Tùy theo màu sắc của nước có thể đánh giá mức độ và nguyên nhân ô nhiễm nước, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp xử lý hiệu quả.
Nước nhiễm mangan màu đục, kèm theo đó là mùi hôi tanh kim loại rất khó chịu.
Mùi vị, độ đục của nước: Nguồn nước được coi là hợp vệ sinh là nước trong, không màu, không mùi, không vị. Do đó, nước có mùi vị lạ gây cảm giác khó chịu. Nước ngầm có mùi hôi nguyên nhân là do các túi khí trong lòng đất được bơm lên theo dòng nước (mùi bùn đất) hoặc do nguồn nước thải, sự phân hủy chất hữu cơ ở khu vực xung quanh thấm vào mạch nước ngầm (mùi trứng thối), cũng có thể do trong nguồn nước có các ion sắt, mangan gây mùi tanh. Chỉ tiêu độ đục của nước biểu thị hàm lượng các chất lơ lửng trong nước (chất keo, đất sét, tảo, vi sinh vật...). Nước đục gây khó chịu cho người sử dụng; và thông thường nước đục thường kèm theo ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ tiêu khác về hóa học và vi sinh như: độ pH, hàm lượng sắt, amoni, asen, crom, vi sinh (E. coli và Coliforms),... thì không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải thông qua xét nghiệm mẫu nước tại các phòng xét nghiệm đạt chuẩn của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, các viện khu vực của Bộ Y tế, các trung tâm y tế dự phòng.
Nước có thể bị ô nhiễm do các hóa chất. Một số hóa chất có trong nguồn nước tự nhiên như fluo, iốt, asen, sắt, florua, nitrat... Hàm lượng sắt cao ở trong nước gây mùi và màu khó chịu, hàm lượng fluo cao ở trong nước gây hỏng men răng, asen cao ở trong nước gây ngộ độc mạn tính hoặc gây ung thư. Hàm lượng nitrat cao ở trong nước ngầm và khi uống vào cơ thể có thể kết hợp với hemoglobin máu tạo thành methhemoglobin cản trở vận chuyển ôxy gây bệnh tím tái ở trẻ em.
Phòng tránh bệnh ung thư do ô nhiễm nguồn nước đòi hỏi một loạt các biện pháp bảo vệ và kiểm soát chất lượng nước. Thực tế, nước nhiễm khuẩn Asen, amip không thể phân biệt bằng mắt thường và không thể loại bỏ bằng phương pháp đun sôi. Vì vậy để xử lý nguồn nước hiệu quả, bạn cần thiết nên sử dụng máy lọc nước lọc tổng đầu nguồn UrSpring BeWell để cho chất lượng nước đầu ra tốt nhất, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.